ISO 21001 Tiêu chuẩn đầu tiên áp dụng đối với các Tổ chức giáo dục
Giáo dục không chỉ là chìa khóa của sự phát triển cá nhân mà còn đóng góp tạo nên sự tiến bộ xã hội, tương lai tích cực và văn minh. Để tạo ra những môi trường giáo dục hiệu quả, lý tưởng và cung cấp các dịch vụ chất lượng, tổ chức giáo dục cần thiết lập triển khai hệ thống quản lý chất lượng trong phạm vi hoạt động giáo dục của tổ chức.
ISO 21001 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) phát triển và công bố vào năm 2018 cung cấp một công cụ quản lý chung cho các tổ chức giáo dục. Kế thừa nguyên tắc quản lý của ISO 9001:2015 (Hệ thống Quản lý Chất lượng) và đặc biệt ISO 21001 tập trung vào các nội dung:
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các loại tổ chức giáo dục, bao gồm các trường học, trung tâm đào tạo, và các tổ chức giáo dục khác.
Nguyên tắc quản lý chất lượng học tập: Xác định các yêu cầu cơ bản và thiết lập đặt ra các nguyên tắc và quy trình để đảm bảo rằng chất lượng của dịch vụ giáo dục đáp ứng các yêu cầu của học viên và các bên liên quan khác.
Tập trung vào sự tham gia của học viên và tối ưu hóa trải nghiệm học tập của họ, Chú trọng và quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của học viên.
Khuyến khích sự cải tiến liên tục Hệ thống Quản lý Chất lượng: cơ chế đánh giá, hiệu suất tổ chức và quy trình để xử lý phản hồi của học viên, phụ huynh.
Quản lý tài nguyên: nguồn nhân lực, vật liệu, cơ sở vật chất, và các nguồn lực khác để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Tổ chức giáo dục thực hiện đáp ứng trách nhiệm xã hội của mình và tạo nhiều tác động tích cực đến cộng đồng.
Những lợi ích khi tổ chức chứng nhận ISO 21000:2018
Tăng cường hiệu quả quản lý: bằng việc thiết lập, thực hiện và tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý của ISO 21001 từ đó cải thiện hiệu suất và hiệu quả hoạt động
Giúp tổ chức giáo dục đạt được sự hài lòng khách hàng: Tiêu chuẩn ISO 21001 đặt sự chú trọng vào việc đáp ứng yêu cầu và mong muốn của học viên và bên liên quan khác, tạo ra một môi trường học tập tích cực, cộng đồng giáo dục văn minh và phát triển. Ngoài ra ISO 21001 có thể giúp xây dựng mối quan hệ tốt với học viên và phụ huynh bằng cách chú trọng vào sự hài lòng với quá trình giáo dục và dịch vụ hỗ trợ.
ISO 21001 giúp tổ chức giáo dục đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp luật và quy định liên quan đến giáo dục và quản lý chất lượng.
Nâng cao uy tín của tổ chức trong lĩnh vực đào tạo giáo dục, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, Việc chứng nhận ISO 21001 là minh chứng tổ chức đang áp dụng tốt các yêu cầu của Tiêu chuẩn, tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút học viên.
Tiêu chuẩn khuyến khích tổ chức giáo dục tối ưu hóa quy trình quản lý nội bộ, tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và sáng tạo cho các giáo viên và tạo không khí học tập thoải mái, công bằng cho học viên.
Viện Chất lượng ISSQ là tổ chức chứng nhận được chỉ định năng lực thực hiện chứng nhận nhiều Tiêu chuẩn ISO và sản phẩm hợp chuẩn hợp quy. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, tận tâm Viện ISSQ được nhiều tổ chức công ty tin tưởng lựa chọn hợp tác. Quy trình chứng nhận Hệ thống Quản lý các Tổ chức giáo dục theo ISO 21001 tại Viện bao gồm các bước:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận (nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát không quá 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 05/02/2024
Tin liên quan
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 22301 giúp duy trì hệ thống quản lý kinh doanh liên tục và phát triển
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu