ISO 21000:2018-Tiêu chuẩn dành riêng đối với lĩnh vực giáo dục
Tiêu chuẩn ISO 21001: 2018 là một tiêu quốc tế về quản lý Tổ chức giáo dục được tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế công bố và ban hành ngày 1 tháng 5 năm 2018. Nội dung bao gồm hệ thống các yêu cầu, quy định quản lý lập kế hoạch, cung cấp dịch vụ theo dõi và đánh giá hiệu quả tổng quát, toàn diện đối với bất kỳ tổ chức nào sử dụng chương trình giảng dạy để hỗ trợ phát triển năng lực thông qua việc dạy, học, nghiên cứu bất kể loại hình quy mô và phương pháp thực hiện.
ISO 21000:2018 là một hệ thống quản lý độc lập về lĩnh vực quản lý đào tạo được xây dựng theo cấu trúc cấp cao cho các Tiêu chuẩn ISO. Về cấu trúc và các yêu cầu cơ bản của Tiêu chuẩn sẽ giống với Tiêu chuẩn ISO 9001 tuy nhiên được nâng cấp bổ sung các nội dung đặc thù phù hợp với phạm vi giáo dục đào tạo nhằm cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng đạt yêu cầu của người học và các bên liên quan.
1. Đối tượng áp dụng của ISO 21001:2018
Hệ thống quản lý Tổ chức giáo dục được áp dụng cho tất cả các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục với mục tiêu cung cấp đào tạo, phát triển vốn tri thức, kỹ năng kinh nghiệm qua nhiều phương pháp cách truyền tải khác nhau: từ các cấp của hệ thống giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,..) đến các trường cao đẳng, đại học, trường đào tạo nghề,… Tuy nhiên không áp dụng cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ đào tạo giảng dạy)
2. Sự cần thiết của chứng nhận ISO 21001:2018
Giáo dục luôn là sự quan tâm hàng đầu của xã hội, nhất là ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các ngành nghề nguồn tri thức bao la vô tận, người học luôn tìm kiếm các chương trình giáo dục hiệu quả, các tổ chức giáo dục uy tín có chất lượng và các phương pháp đào tạo đổi mới đáp ứng nhu cầu tri thức và sự hài lòng của khách hàng.
3. Những lợi ích có thể kể đến khi doanh nghiệp thực hiện đánh giá ISO 21001 như sau:
Cải thiện quy trình quản lý dịch vụ giáo dục tăng cường chất lượng các dịch vụ giáo dục mà tổ chức đã và đang cung cấp.
Tăng hiệu suất và hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong toàn thể tổ chức góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên và nguồn nhân lực, tránh lãng phí, khả năng cạnh tranh cao
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, sáng tạo của người học.
Nâng cao uy tín của tổ chức trong lĩnh vực đào tạo giáo dục, thu hút khách hàng trong và ngoài nước, Việc chứng nhận ISO 21001 là minh chứng tổ chức đang áp dụng tốt các yêu cầu của Tiêu chuẩn Quốc tế.
Mối quan hệ với các bên liên quan được nâng cao. ISO 21001 yêu cầu tổ chức giáo dục tương tác và tạo mối quan hệ hợp tác với các bên liên quan như chính quyền địa phương cộng đồng và các tổ chức khác. Việc tuân thủ các yêu cầu này giúp tạo dựng và củng cố quan hệ với bên liên quan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thành công của tổ chức giáo dục.
Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, tổ chức doanh nghiệp cần tập trung theo một số nguyên tắc của Tiêu chuẩn:
Tập trung vào học sinh: Đặt học sinh là trung tâm và chú trọng đến việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của học sinh, đảm bảo học sinh nhận được dịch vụ giáo dục tốt nhất và phát triển toàn diện.
Lãnh đạo cam kết: Lãnh đạo cấp cao của tổ chức giáo dục phải cam kết và thể hiện sự hướng dẫn, sự lãnh đạo và sự trách nhiệm để đảm bảo việc triển khai và duy trì hiệu quả của hệ thống quản lý dịch vụ giáo dục.
Quy trình phương pháp luận: Nguyên tắc này yêu cầu việc xây dựng và triển khai các quy trình phù hợp và phương pháp luận nhằm quản lý các hoạt động giáo dục. Các quy trình này phải được đánh giá và cải thiện liên tục để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của tổ chức giáo dục.
Hướng dẫn và hỗ trợ: ISO 21001 đề cao việc cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho học sinh, phụ huynh và các bên liên quan khác. Các tổ chức giáo dục phải xác định và cung cấp các thông tin, tư vấn và tài liệu cần thiết để giúp các bên liên quan tham gia và hiểu rõ về dịch vụ giáo dục.
Hợp tác và tương tác: Nguyên tắc này khuyến khích sự hợp tác, tương tác và quan hệ tốt với các bên liên quan như chính quyền địa phương, cộng đồng và các tổ chức khác. Việc tạo quan hệ đối tác và tương tác tích cực giúp gia tăng sự hài lòng và tín nhiệm từ phía học sinh, phụ huynh và các bên liên quan.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 16/09/2023
Tin liên quan
- Những điểm chính của phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 29001
- Quy định kỹ thuật về chứng nhận QCVN 14:2018/BKHCN
- Tổng quát về chứng nhận ISO 20000 trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Lợi ích áp dụng chứng nhận ISO 22301:2019 Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục.
- Chứng nhận Gạch bê tông tự chèn theo TCVN 6476:1999
- 4 Nguyên tắc trong chứng nhận ISO 45001:2018
- Chứng nhận thức ăn thuỷ sản - Phần I: Thức ăn hỗn hợp
- Công ty TNHH Toàn Thịnh Chứng nhận ISO 9001:2015; ISO 45001:2018; ISO 14001:2015
- Tầm quan trọng của chứng nhận HACCP
- Viện Chất lượng ISSQ phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lớp Đào tạo TCVN ISO 9001:2015 năm 2023 tại Hà Nội
- Các sản phẩm “thiết bị điện, điện tử” bắt buộc chứng nhận QCVN 4:2009/BKHCN
- Công ty TNHH MTV Sơn Đức Bắc Sơn chứng nhận QCVN16:2019/BXD
- Viện ISSQ đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm theo ISO 17065
- Những thay đổi chính của Chứng nhận ISO 27001:2022
- ISO 20000 - Hệ thống Quản lý dịch vụ Công nghệ Thông tin
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 27001 đối với Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS
- Tại sao chứng nhận ISO 22301:2019 quan trọng với doanh nghiệp
- Lý do Doanh nghiệp chọn chứng nhận ISO 28001:2013
- Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng chứng nhận theo QCVN 16:2023/BXD.
- Lợi ích doanh nghiệp áp dụng chứng nhận HACCP Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn