Giới hạn hàm lượng chì trong sơn theo Quy chuẩn QCVN 8:2020/BCT
Chì (ký hiệu hóa học Pb) là một thành phần được sử dụng trong sản xuất sơn nhằm tăng độ bám dính bề mặt, tăng độ bền và chống chịu sự ăn mòn của thời tiết. Tuy nhiên đây lại là thành phần có hại cho sức khỏe con người và môi trường. Tiếp xúc nhiều và lâu dài với chì có thể gây hại đến hệ thần kinh, hệ hô hấp tim mạch, hệ miễn dịch của sức khỏe, Chì nhiễm vào đất và nước gây ô nhiễm độc hại đến môi trường sống của các sinh vật và con người.
Ngày 21/12/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 51/2020/TT-BCT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn (ký hiệu QCVN 08:2020/BCT). Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022. Việc áp dụng quy chuẩn QCVN 8:2020/BCT nhằm giảm thiểu rủi ro với sức khỏe con người và môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Tổ chức nào có nhiệm vụ kiểm soát việc thực hiện Quy chuẩn QCVN 8:2020/BCT?
Cục hóa chất có trách nhiệm phối hợp các đơn vị cơ quan liên quan hướng dẫn kiểm tra thực hiện Quy chuẩn QCVN 8:2020/BCT.
Tổng cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về giới hạn hàm lượng chì trong sơn đang lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn QCVN 8:2020/BCT ở trên địa bàn quản lý
Trách nhiệm của tổ chức cá nhân:
Các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh nhập khẩu các danh mục sản phẩm nằm trong Phụ lục A của Quy chuẩn QCVN 8:2020/BCT phải được chứng nhận đảm bảo giới hạn hàm lượng chì theo quy định. Đồng thời trước khi được lưu thông trên thị trường Việt Nam các sản phẩm Sơn phải được đăng ký bản công bố hợp quy trên Sở công thương tại nơi tổ chức cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu,…
Danh mục sản phẩm nằm trong danh mục A của Quy chuẩn:
Mã hàng hóa
|
Loại Sơn |
3208.10.90 3208.20.90 3208.90.90 |
Sơn làm từ các loại polyme tổng hợp hoặc các polyme tự nhiên đã biến đổi về mặt hóa học, đã phân tán hoặc hòa tan trong môi trường không chứa nước |
3209.10.90 3209.10.00 |
Sơn làm từ các loại polyme tổng hợp hoặc các polyme tự nhiên đã biến đổi về mặt hóa học, đã phân tán hoặc hòa tan trong môi trường nước |
3210.00.20 3210.00.30 3210.00.99 |
Sơn khác; các loại thuốc màu nước đã pha chế dùng để hoàn thiện da |
Giới hạn tối đa hàm lượng chì theo Quy chuẩn
STT |
Hàm lượng chì (ppm) |
Phương pháp thử |
Áp dụng |
1 |
≤ 600 |
TCVN 2090:2015 |
Trong thời hạn 05 năm đầu kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực |
2 |
≤ 90 |
TCVN 2090:2015 |
Sau 05 năm kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực |
Lợi ích khi doanh nghiệp chứng nhận hợp quy QCVN 08:2020.
- Nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo niềm tin với khách hàng, mở rộng thị trường tăng doanh thu.
- Tuân thủ theo Quy định của pháp luật, Sở xây dựng.
- Giúp hàng hóa của doanh nghiệp đủ điều kiện lưu thông thuận lợi trên thị trường.
- Nâng cao khả năng canh tranh, có ưu thế trong các dự án đấu thầu.
- Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ đó nâng cao hình ảnh trong mắt người tiêu dùng.
-
Tại sao nên lựa chọn Viện Chất lượng ISSQ để chứng nhận hợp quy chì trong sơn phù hợp QCVN 8:2020/BCT?
Viện ISSQ được thành lập tháng 4/2013, đến nay đã có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực chứng nhận hợp chuẩn hợp quy, với đội ngũ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm, Viện ISSQ không ngừng mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, vì vậy được nhiều doanh nghiệp tin tưởng hợp tác. Đối với QCVN 8:2020/BCT, Viện đã được chỉ định của Bộ Công thương để chứng nhận hợp quy cho các doanh nghiệp.
Quy trình chứng nhận hợp quy tại ISSQ gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ( nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 3 năm)
-
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.Ngày đăng: 25/08/2023
Tin liên quan
- Những điểm chính của phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 29001
- Quy định kỹ thuật về chứng nhận QCVN 14:2018/BKHCN
- Tổng quát về chứng nhận ISO 20000 trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Lợi ích áp dụng chứng nhận ISO 22301:2019 Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục.
- Chứng nhận Gạch bê tông tự chèn theo TCVN 6476:1999
- 4 Nguyên tắc trong chứng nhận ISO 45001:2018
- Chứng nhận thức ăn thuỷ sản - Phần I: Thức ăn hỗn hợp
- Công ty TNHH Toàn Thịnh Chứng nhận ISO 9001:2015; ISO 45001:2018; ISO 14001:2015
- Tầm quan trọng của chứng nhận HACCP
- Viện Chất lượng ISSQ phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lớp Đào tạo TCVN ISO 9001:2015 năm 2023 tại Hà Nội
- Các sản phẩm “thiết bị điện, điện tử” bắt buộc chứng nhận QCVN 4:2009/BKHCN
- Công ty TNHH MTV Sơn Đức Bắc Sơn chứng nhận QCVN16:2019/BXD
- Viện ISSQ đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm theo ISO 17065
- Những thay đổi chính của Chứng nhận ISO 27001:2022
- ISO 20000 - Hệ thống Quản lý dịch vụ Công nghệ Thông tin
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 27001 đối với Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS
- Tại sao chứng nhận ISO 22301:2019 quan trọng với doanh nghiệp
- Lý do Doanh nghiệp chọn chứng nhận ISO 28001:2013
- Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng chứng nhận theo QCVN 16:2023/BXD.
- Lợi ích doanh nghiệp áp dụng chứng nhận HACCP Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn