ISO 22301:2019 -Tiêu chuẩn dành riêng lĩnh vực kinh doanh
Thị trường luôn luôn có sự biến động, có tác động rất lớn (tích cực và tiêu cực) đến sự phát triển tồn tại của một tổ chức kinh tế. Nhằm hạn chế các rủi ro, đảm bảo hoạt động được duy trì vận hành có hiệu quả, không bị gián đoạn, doanh nghiệp tổ chức cần áp dụng Hệ thống Quản lý kinh doanh liên tục như một công cụ, kế hoạch định hướng khi đối mặt với những tình huống bất ngờ khẩn cấp.
Tiêu chuẩn ISO 22301:2019- Hệ thống Quản lý Kinh doanh Liên tục (BCMS) được tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế được công bố lần đầu vào ngày 15 tháng 5 năm 2012, tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ và các nguyên tắc để giúp tổ chức phòng ngừa, ứng phó với, và phục hồi sau các sự cố để duy trì hoạt động kinh doanh thông suốt.
Nội dung Tiêu chuẩn bao gồm một số phần:
Phạm vi áp dụng: Xác định rõ ràng các phạm vi áp dụng của BCMS, bao gồm các hoạt động, quy trình và bộ phận của tổ chức.
Tham chiếu chuẩn: Liệt kê các tài liệu chuẩn liên quan mà tiêu chuẩn ISO 22301 được dựa trên và tham khảo.
Thuật ngữ và định nghĩa: Định nghĩa các thuật ngữ quan trọng trong ngữ cảnh của ISO 22301 để giúp hiểu rõ các yêu cầu và điều khoản đối với phạm vi hoạt động của tổ chức.
Lĩnh vực áp dụng: Yêu cầu tổ chức xác định và xem xét ngữ cảnh và yếu tố nội và ngoại vi ảnh hưởng đến BCMS.
Lãnh đạo: Hướng dẫn về vai trò của lãnh đạo và cam kết đối với BCMS, bao gồm lãnh đạo, tài trợ (nhân lực, thời gian và chi phí) và cam kết.
Kế hoạch: Yêu cầu tổ chức xác định rủi ro, cơ hội và đặt ra mục tiêu cho BCMS, cùng với quy trình lập kế hoạch và xử lý rủi ro.
Hỗ trợ: Yêu cầu về tài nguyên, năng lực, đào tạo, thông tin định kỳ và quản lý cải tiến để hỗ trợ BCMS.
Vận hành: Quy định về việc triển khai và thực hiện BCMS, bao gồm quy trình điều phối và nhân sự, quản lý sự cố và phục hồi, và quy trình thay đổi.
Đánh giá hiệu quả: Yêu cầu về việc đánh giá và đo lường hiệu quả và hiệu năng của BCMS, cùng với việc xử lý không phù hợp và cải tiến liên tục.
Cải tiến: Yêu cầu cung cấp về việc cải thiện BCMS dựa trên kết quả đánh giá và đo lường hiệu quả, bao gồm việc xử lý sự cố, đặt mục tiêu và công việc cải tiến.
Lợi ích khi áp dụng Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục:
Tăng cường sự phát triển của doanh nghiệp, thiết lập các phương án kế hoạch cần thiết để thực hiện khi có sự cố xảy đến giúp doanh nghiệp nhanh chóng phụ hồi, hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.
Nâng cao uy tín, hình ảnh sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp với khách hàng, là minh chứng cho việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
Tuân thủ quy định pháp luật: liên quan đến quản lý an toàn kinh doanh, giúp doanh nghiệp tránh được những vấn đề, hậu quả pháp lý tiềm ẩn đối với tổ chức.
ISO 22301 có thể được thiết lập cho mọi tổ chức doanh nghiệp không kể quy mô loại hình hoạt động, thời gian đã hoạt động bao lâu,…Cụ thể khi có nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn nhằm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, hiệu quả hạn chế rủi ro tác động của thiên tai, suy thoái và các tình huống bất ngờ.
Tuy nhiên Hệ thống quản lý Kinh doanh liên tục có nhiều nội dung đặc thù cần sự hướng dẫn và đánh giá từ các tổ chức chuyên môn có kinh nghiệm, do vậy các doanh nghiệp nên hợp tác với các tổ chức chứng nhận uy tín, được chỉ định năng lực để đạt được hiệu quả tốt nhất.
“Viện Chất lương ISSQ - Chất lượng tạo đẳng cấp” luôn không ngừng nỗ lực, cố gắng để đem lại giá trị và nhận được nhiều hơn sự tín nhiệm của khách hàng. Quá trình chứng nhận Hệ thống Quản lý kinh doanh liên tục của doanh nghiệp tại Viện ISSQ bao gồm các bước:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ
Bước 3: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận (nếu đạt)
Bước 6: Thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/lần
Bước 7: Thực hiện đánh giá chứng nhận lại (chứng chỉ hết hạn 3 năm)
Hi vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn đọc.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 13/09/2023
Tin liên quan
- Những điểm chính của phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 29001
- Quy định kỹ thuật về chứng nhận QCVN 14:2018/BKHCN
- Tổng quát về chứng nhận ISO 20000 trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Lợi ích áp dụng chứng nhận ISO 22301:2019 Hệ thống Quản lý Kinh doanh liên tục.
- Chứng nhận Gạch bê tông tự chèn theo TCVN 6476:1999
- 4 Nguyên tắc trong chứng nhận ISO 45001:2018
- Chứng nhận thức ăn thuỷ sản - Phần I: Thức ăn hỗn hợp
- Công ty TNHH Toàn Thịnh Chứng nhận ISO 9001:2015; ISO 45001:2018; ISO 14001:2015
- Tầm quan trọng của chứng nhận HACCP
- Viện Chất lượng ISSQ phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lớp Đào tạo TCVN ISO 9001:2015 năm 2023 tại Hà Nội
- Các sản phẩm “thiết bị điện, điện tử” bắt buộc chứng nhận QCVN 4:2009/BKHCN
- Công ty TNHH MTV Sơn Đức Bắc Sơn chứng nhận QCVN16:2019/BXD
- Viện ISSQ đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm theo ISO 17065
- Những thay đổi chính của Chứng nhận ISO 27001:2022
- ISO 20000 - Hệ thống Quản lý dịch vụ Công nghệ Thông tin
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 27001 đối với Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS
- Tại sao chứng nhận ISO 22301:2019 quan trọng với doanh nghiệp
- Lý do Doanh nghiệp chọn chứng nhận ISO 28001:2013
- Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng chứng nhận theo QCVN 16:2023/BXD.
- Lợi ích doanh nghiệp áp dụng chứng nhận HACCP Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn