Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
Tại Việt Nam, hiện tổng công suất lắp đặt nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) (bao gồm điện gió, điện mặt trời) tính đến ngày 31/10/2021 đạt 20.462 MW, tương đương 27,2% công suất toàn hệ thống điện. Tỷ trọng công suất NLTT đã tăng nhanh nhờ chính sách giá FiT dành cho phát triển điện mặt trời và điện gió.
Mặc dù công suất từ NLTT chiếm 27% nhưng sản lượng điện của nguồn này chỉ đóng góp khoảng 10,9% toàn hệ thống. Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện VIII đặt mục tiêu tổng công suất BESS của hệ thống điện đạt 300 MW vào năm 2030. Thiếu các tiêu chuẩn quốc gia cho BESS gây ra sự chậm trễ trong việc phát triển, xác nhận và thẩm định các hoạt động đầu tư, thực hiện BESS.
Về rào cản của việc thiếu tiêu chuẩn BESS, hiện nay Việt Nam chưa có bất kỳ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) nào về BESS trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Các nhà phát triển dự án phải áp dụng tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện thủ tục chấp thuận áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế này đáp ứng yêu cầu quy định.
Tình trạng này tiềm ẩn khả năng dẫn đến sự khác biệt về tiêu chí kỹ thuật thiết kế giữa chủ đầu tư và các dự án khác nhau, gây ra thách thức và trở ngại đáng kể cho cơ quan chuyên môn có thẩm quyền của Nhà nước trong nỗ lực thẩm định hồ sơ thiết kế theo đúng quy định. Vì vậy, rất cần có một bộ tiêu chuẩn quốc gia toàn diện về BESS được áp dụng để thuận lợi cho quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế.
BESS là hệ thống lưu trữ năng lượng tiên tiến sử dụng pin dung lượng cao. Công nghệ chính của BESS liên quan đến việc sử dụng pin lithium hoặc vanadi, cho phép lưu trữ một lượng lớn năng lượng điện và phân phối linh hoạt. BESS giúp ổn định hệ thống điện, phân bổ điện hiệu quả và hỗ trợ cung cấp điện ở những khu vực không có lưới điện như vùng sâu, vùng xa, nông thôn hoặc hải đảo.
Mặc dù hệ thống BESS đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống điện, việc thiếu các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) có thể gây ra rủi ro liên quan đến an toàn, chất lượng và khả năng tương thích của hệ thống. Sự vắng mặt của các tiêu chuẩn quốc gia cho BESS dẫn đến sự chậm trễ trong phát triển, xác nhận và đánh giá các hoạt động đầu tư và triển khai BESS. Ngược lại, sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng và tốc độ thâm nhập của NLTT trong hệ thống điện.
Việc xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về BESS không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu và nội địa hóa sản xuất các sản phẩm liên quan mà còn đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế.
Đây là nền tảng quan trọng giúp nâng cao chất lượng, an toàn cho các dự án lưu trữ năng lượng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Việc sớm hoàn thiện bộ tiêu chuẩn này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện Quy hoạch Phát triển Điện VIII (PDP VIII) và hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Theo ông Triệu Việt Phương - Quyền Viện trưởng Viện tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, việc xây dựng và công bố các tiêu chuẩn quốc gia cho hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam, đảm bảo phù hợp Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo, phù hợp Quy hoạch Phát triển điện 8 (PDP VIII), đồng thời góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) – tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực điện và kỹ thuật liên quan.
Ngày đăng: 04/04/2025.
Nguồn: vietq
Tin liên quan
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 22301 giúp duy trì hệ thống quản lý kinh doanh liên tục và phát triển
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu
- Châu Âu công bố cập nhật tiêu chuẩn sửa đổi an toàn đồ chơi