Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra các yêu cầu toàn diện về an toàn thực phẩm
ISO 22000 đưa ra các yêu cầu rất toàn diện đối với tổ chức, doanh nghiệp áp dụng. Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của các chuyên gia, giống như mọi hệ thống quản lý theo các mô hình hiện đại, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 hướng tới cải tiến từng bước và thường xuyên các hoạt động và kết quả. Thành công có thể không đến ngay lập tức mà là kết quả của một quá trình thường xuyên, liên tục với nỗ lực của tất cả các khâu và cả sự kiên trì của tất cả mọi người.
Để áp dụng thành công đòi hỏi những nhân tố nhất định, như: Nhận thức chung của lãnh đạo và các thành viên về vai trò và tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo vệ sinh, an toàn và chất lượng thực phẩm; Cam kết của lãnh đạo trong việc cung cấp nguồn lực cho việcc xây dựng và duy trì hệ thống; Sự hiểu biết và trách nhiệm của thành viên Đội an toàn thực phẩm trong việc duy trì và cải tiến của hệ thống;...
ISO 22000 đưa ra các yêu cầu rất toàn diện, có liên quan đến nhau, từ việc cung cấp, bố trí cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ, môi trường đến kiến thức và nhận thức của cá nhân, quy trình sản xuất phù hợp, các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá...
Hiển nhiên, một cơ sở áp dụng ISO 22000 có nhiều việc phải làm hơn so với những cơ sở không áp dụng tiêu chuẩn này, từ việc đầu tư đến huấn luyện, xây dựng quy trình, thực hiện giám sát... Xét từ góc độ đó rõ ràng cần có những chi phí nhất định cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Nhưng nếu so với các lợi ích mà ISO 22000 mang lại thì các chi phí này là rất đáng đề “đầu tư”.
Tuy nhiên, việc áp dụng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Những vấn đề sau đây cần được quan tâm ngay khi bắt tay vào việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn này, đó là: Cở sở hạ tầng không được thiết kế ngay từ đầu trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu của các chương trình tiên quyết nên khi sửa đổi thường mang tính chắp vá, gượng ép;
Sự sẵn có và mức độ chính xác của các cơ chế/ thiết bị giám sát và thử nghiệm, đặc biệt giám vùng nguyên liệu và thử nghiệm nhanh nguyên liệu đầu vào; Thói quen vệ sinh và tính tự giác của nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm không dễ thay đổi;
Ngoài ra, thông tin lẫn nhau trong chuỗi cung cấp thực phẩm về nguy cơ/ mối nguy nào đó không dễ thực hiện được trong điều kiện hiện nay khi mà còn nhiều các đơn vị sản xuất cũng như người tiêu dùng còn nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề vệ sinh an toàn đối với thực phẩm mà họ sản xuất/ tiêu dùng; Sự chủ quan do trong một thời gian dài không có sự cố an toàn thực phẩm xảy ra;…
Quý công ty có nhu cầu đánh giá chứng nhận ISO 22000 vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn để được hỗ trợ thủ tục.
Ngày đăng: 12/03/2025.
Nguồn: vietq
Tin liên quan
- Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
- Viện Chất lượng ISSQ thông báo tuyển dụng
- Doanh nghiệp nâng cao uy tín, thúc đẩy phát triển bền vững với tiêu chuẩn ISO 14001
- Cải cách hành chính hiệu quả với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
- Bộ Quốc phòng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2015
- SA 8000 và ISO 26000 : Tiêu chuẩn về nơi làm việc được chấp nhận toàn cầu
- Doanh nghiệp cần có định hướng chiến lược trong chuyển đổi số
- Sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống pin lưu trữ năng lượng
- ISO 29001 – công cụ đắc lực quản lý rủi ro trong ngành công nghiệp dầu mỏ
- Vì sao Doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001- Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn ISO 22301 giúp duy trì hệ thống quản lý kinh doanh liên tục và phát triển
- Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý phòng thử nghiệm
- Doanh nghiệp miền núi đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần thúc đẩy năng suất
- Tiêu chuẩn ISO 45001 góp phần quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
- Tiêu chuẩn chất lượng - 'lá chắn' bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
- Tiêu chuẩn ISO khẳng định giá trị toàn cầu
- Châu Âu công bố cập nhật tiêu chuẩn sửa đổi an toàn đồ chơi