Chứng nhận ISO 45001 tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề nghiệp

I. ISO 45001 là gì

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hàng năm, trên thế gới có khoảng 2,78 triệu ca tử vong, 374 triệu ca chấn thương và bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm. 

ILO ước tính, tổng chi phí cho các thương tích, bệnh tật và tử vong liên quan đến lao động là khoảng 3,94% GDP toàn cầu, khoảng 2,99 nghìn tỷ USD .

Để giúp các công ty giải quyết vấn đề này, ISO đã quyết định tạo ra một quy định mới dựa trên các tiêu chuẩn an toàn & sức khỏe nghề nghiệp. Đó là ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

ISO 45001 là tiêu chuẩn cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007.

ISO 45001 là Tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & S). Giúp tổ chức trong việc ngăn ngừa thương tích và tổn hại sức khỏe. ISO 45001 được dự định áp dụng cho mọi tổ chức.

ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên cho Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản. ISO 45001 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu phải đáp ứng khi áp dụng cho hệ thống quản lý OH & S. 

Từ Điều khoản 1 đến Điều khoản 3 cung cấp chi tiết về phạm vi và giải thích, thuật ngữ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn. Các yêu cầu cụ thể được nêu từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10. Cụ thể:

Điều khoản 4: Bối cảnh của Tổ chức

Điều khoản 5: Lãnh đạo và tham gia của mọi người

Điều khoản 6: Lập kế hoạch cho hệ thống OH & S

Điều khoản 7: Hỗ trợ

Điều khoản 8:  Hoạt động

Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất

Điều khoản 10: Cải tiến

II. Lợi ích chứng nhận ISO 45001: 2018 

1. Giúp tuân thủ các yêu cầu pháp lý. 

Dù theo quy định Doanh nghiệp sẽ không phải đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý, nhưng bạn có chắc là mình đã biết các yêu cầu cho Doanh nghiệp mình? Một trong những lợi ích quan trọng nhất của Chứng nhận ISO 45001 là cung cấp cho bạn một khung để xác định, giám sát và tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý, quy định và hợp đồng.

ISO 45001 giúp hỗ trợ duy trì sự tuân thủ  pháp luật của Doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn trong lao động. Mà còn ngăn chặn các khoản tiền phạt do vi phạm các quy định pháp luật.

2. Cải thiện uy tín và hình ảnh công ty.

Mặc dù trong các hợp đồng ký kết không bao gồm yêu cầu đối với hệ thống quản lý OH&S. Tuy nhiên nhiều khách hàng yêu cầu Doanh nghiệp phải kiểm soát được an toàn trong sản xuất. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Hiện nay, một số dự án và gói thầu đều có yêu cầu Doanh nghiệp phải có chứng nhận ISO 45001.

3. Giảm chi phí nhân sự.

Nếu doanh nghiệp chú ý đến an toàn và sức khỏe nhân viên. Các nhân viên thông thường sẽ muốn gắn bó. Doanh nghiệp sẽ bớt tốn chi phí tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên mới. Ngoài ra, việc đảm bảo tốt an toàn cho nhân viên giúp họ có thể làm việc liên tục. Doanh nghiệp sẽ có lợi từ việc này. Ví dụ như không bị ngắt quãng công việc; không phải trả chi phí vì mất an toàn lao động gây ra.

4. Cải tiến quy trình.

Cải tiến liên tục là một phần không thể thiếu của ISO 45001. Nó có thể giúp Doanh nghiệp thực hiện các cải tiến quy trình và quá trình vận hành.

5. Cải thiện sức khỏe & sự an toàn của người lao động

Đây lý do chính khiến Doanh nghiệp muốn triển khai ISO 45001. Vì nó giúp cải thiện sự an toàn và sức khỏe của nhân viên.  Bằng cách xác định và giảm thiểu rủi ro trong các quy trình có thể dẫn đến thương tích.

III. 12 Bước để đạt được chứng nhận ISO 45001:2018 

Việc triển khai và đạt được chứng nhận ISO 45001 có thể khó khăn và mất thời gian. Vì Doanh nghiệp có thể sẽ khó có thể thực hiện hết các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001. Để giúp Doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản hơn, 12 bước sau đây sẽ chỉ ra các bước bạn cần làm để đạt được chứng nhận ISO 45001. Đó là:

1) Kế hoạch và sự đồng ý của ban lãnh đạo

Trước khi bắt đầu thực hiện áp dụng và chứng nhận ISO 45001. Doanh nghiệp cần có sự đồng ý và hỗ trợ của ban lãnh đạo. Lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết định; chiến lược và các hỗ trợ để thực hiện.

Nếu không có sự hỗ trợ của lãnh đạo; Doanh nghiệp thường khó thành công trong việc đạt được chứng nhận ISO 45001.

2) Nhận biết các quy định pháp luật cho Doanh nghiệp

Bạn có biết các yêu cầu về an toàn; sức khỏe nghề nghiệp liên quan tới Doanh nghiệp mình? Đây là một phần quan trọng của ISO 45001.
Công việc của bạn rất đơn giản. Hãy cố gắng tìm hiểu, nhận biết các quy định pháp luật liên quan tới công ty mình. Sau đó xây dựng kế hoạch và tuân thủ thực hiện chúng.

3) Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH & S

Hệ thống quản lý OH&S của bạn có áp dụng cho toàn bộ công ty của bạn hay chỉ một địa điểm của một công ty? Điều này sẽ rất quan trọng để viết Chính sách OH & S và các mục tiêu. Nó cũng giúp bạn xây dựng kế hoạch thực hiện hệ thống quản lý OH & S tốt nhất.

4) Xác định, xây dựng các quy trình và thủ tục

Những quy trình và thủ tục nào cần được xác định để kiểm soát các mối nguy OH&  trong công ty của bạn? Làm thế nào bạn sẽ xác định được tất cả các mối nguy hiểm của bạn và các rủi ro liên quan đến chúng? Đánh giá rủi ro sẽ làm như thế nào? Kế hoạch bạn thực hiện công việc ra sao? Những hồ sơ nào bạn cần lưu trữ?

Đó là các công việc tốn nhiều công sức nhất bạn phải làm. Nếu bạn không thể thực hiện chúng; tốt nhất là bạn nên sử dụng các đơn vị tư vấn. Viện Nghiên cứu Phát triển Tiêu chuẩn Chất lượng (Viện ISSQ) là một tổ chức chứng nhận có uy tín và là địa chỉ để bạn lựa chọn.

5) Thực hiện các quy trình và quy trình OH&S

Bước tiếp theo là bạn cần áp dụng các quy trình đó vào thực tế. Các quy trình sẽ được thực hiện trong toàn công ty. Việc phân công trách nhiệm phải được nêu cụ thể ra.

Vận dụng chúng bao gồm: Thực hiện; kiểm tra; kiểm soát và đánh giá thường xuyên.

6) Đào tạo kiến thức và hướng dẫn thực hành cho nhân viên

Làm thế nào nhân viên của bạn nhận thức được ISO 45001 là gì? Tại sao họ lại phải thực hiện các quy trình trên? Thực hiện các quy trình trên sẽ như thế nào? Ghi chép ở đâu? Lợi ích của chúng là gì?

Công việc của bạn là phải thực hiện đào tạo cho họ. Hãy đào tạo cho họ nhận thức về ISO 45001; Cách hệ thống ISO 45001 hoạt động; Các quy trình, biểu mẫu, thủ tục trong Công ty. Việc đào tạo cũng thực sự quan trọng.

7) Vận hành hệ thống quản lý OH & S và lưu giữ hồ sơ

Quá trình vận hành sẽ được thể hiện bởi các hồ sơ bạn lưu trữ. Hồ sơ được ghi lại sẽ chứng minh hệ thống có hoạt động tốt không ?

Từ đó sẽ biết các vấn đề cần sửa đổi, các điểm chưa phù hợp.

8) Đánh giá nội bộ

Đánh giá nội bộ là công cụ mà bạn sử dụng để kiểm tra từng quá trình của bạn.  Việc đánh giá nội bộ sẽ giúp bạn biết được Hệ thống mình đang thiếu cái gì. Những yêu cầu nào của tiêu chuẩn ISO 45001 chưa được thực hiện? Sau đó doanh nghiệp cần thực hiện xem xét lãnh đạo để xem xét 1 lần nữa một cách tổng quát toàn bộ hệ thống.

Kết quả đánh giá nội bộ là hồ sơ phải có để được đánh giá chứng nhận.

9) Xem xét lãnh đạo

Hệ thống quản lý OH & S của bạn có hoạt động như mong đợi không? Hệ thống có được thực hiện đúng và hiệu quả? Doanh nghiệp cần thực hiện xem xét lãnh đạo để xem xét 1 lần nữa một cách tổng quát toàn bộ hệ thống.

Kết quả xem xét lãnh đạo được coi là  hồ sơ phải có để được đánh giá chứng nhận.

10) Hành động khắc phục

Có vấn đề nào trong hệ thống quản lý OH & S của bạn cần khắc phục không? Bạn đã cải tiến các vấn đề chưa phù hợp? Bổ sung những điều còn thiếu theo yêu cầu tiêu chuẩn chưa? Bạn nên sử dụng quy trình hành động khắc phục của bạn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Sau đó giải quyết nguyên nhân này bằng hành động khắc phục.

11) Lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO 45001

Doanh nghiệp cần chọn một tổ chức chứng nhận phù hợp với công ty của mình. Tiêu chí để lựa chọn tổ chức chứng nhận là phải tốt nhất cho doanh nghiệp. Thời gian thực hiện? Quy trình thực hiện của họ? Chi phí là bao nhiêu?  Doanh nghiệp nên lựa chọn theo tiêu chí này.

Viện ISSQ cam kết với khách hàng về việc lựa chọn 1 tổ chức chứng nhận ISO 45001 tốt nhất.

12) Đánh giá chứng nhận ISO 45001:

Khi bạn đã sẵn sàng, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá. Việc đánh giá sẽ là xem xét hệ thống quản lý OH & S của bạn so với các yêu cầu của ISO 45001.
Nếu hệ thống quản lý của bạn đáp ứng nhu cầu của các yêu cầu ISO 45001. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 45001.

 IV. Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 45001:2018 của viện ISSQ. 

Chúng tôi cũng muốn giới thiệu cụ thể các bước đánh giá của Tổ chức chứng nhận. Thông thường, các bước thực hiện đánh giá chứng nhận cơ bản bao gồm:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO 45001

Để được chứng nhận; Doanh nghiệp cần thỏa thuận với Viện ISSQ các vấn đề liên quan tới hoạt động chứng nhận.

Việc đánh giá chứng nhận sẽ được 02 bên thỏa thuận qua các hợp đồng chứng nhận.

Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận ISO 45001

Sau khi thỏa thuận và thu thập thông tin của Khách hàng.  Viện ISSQ  xem xét và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng.

Kế hoạch đánh giá chứng nhận gồm các thông tin phục vụ chứng nhận. Ví dụ như: Thời gian; địa điểm đánh giá; thông tin chuyên gia đánh giá; nội dung đánh giá…

Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận ISO 45001 tại Doanh nghiệp

Việc đánh giá chứng nhận ISO 45001 bao gồm việcc xem xét hệ thống tài liệu của Doanh nghiệp. Và đánh giá thực tiễn tại nhà xưởng sản xuất, nơi doanh nghiệp kinh doanh…

Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét hệ thống của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 45001 hay không.
Chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện công việc theo nguyên tắc khách quan, độc lập. Đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá chứng nhận.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 45001

Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Viện ISSQ  sẽ thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận ISO 45001 cho doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tổi thiểu 12 tháng/lần.

Giấy chứng nhận ISO 45001 có hiệu lực trong vòng 3 năm. Hết 3 năm, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận lại.

Nếu đánh giá  lại đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp lại 01 Giấy chứng nhận mới có hiệu lực 3 năm tiếp theo.

Viện Chất Lượng ISSQ luôn sãn sàng đồng hành cùng Quý công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0981851111 | 02422661111  hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn

Ngày đăng: 10/04/2021

Tin liên quan