Yêu cầu trong tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017
Vào ngày 29/12/2017 Bộ Khoa Học Và Công Nghệ đã ban hành tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017 nhằm thúc đẩy hoạt động nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn này góp phần tăng cường chất lượng, tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp lưu thông trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt chứng nhận này đòi hỏi sản phẩm phải đạt các yêu cầu sau:
1. Sản xuất hữu cơ
Một trong những yêu cầu quan trọng trong tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017 đó là sản xuất hữu cơ đảm bảo:
- Đối với khu vực sản xuất: Phải có ranh giới rõ ràng và phải đáp ứng các điều kiện về mặt pháp luật trong việc sản xuất hữu cơ.
- Chuyển đổi sản xuất: Với khu vực sẽ sử dụng trồng trọt cần được chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ.
- Duy trì sản xuất: Đơn vị, cá nhân sản xuất cần phải duy trì liên tục hình thức sản xuất hữu cơ.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần thoả mãn các yêu cầu về sản xuất
- Sản xuất song song và riêng lẻ: Các khu vực đã và đang chuyển sang sản xuất hữu cơ thì không được xen lẫn giữa sản xuất thường và sản xuất hữu cơ.
- Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học: Không có các hoạt động tiêu cực đến các khu bảo tồn cũng như duy trì hoặc ngày càng tăng cường sự đa dạng sinh học.
- Phòng ngừa ô nhiễm: Cần có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý nguồn gây ô nhiễm.
- Công nghệ: Không sử dụng các công nghệ chưa qua kiểm chứng, không có lợi cho hệ thống hữu cơ, không dùng chiếu xạ, không dùng vật liệu nano trong sản xuất.
- Chỉ sử dụng các chất được cho phép trong sản xuất hữu cơ
Trên đây là các yêu cầu cần có về sản xuất hữu cơ trong tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017.
Chỉ sử dụng các chất được cho phép trong sản xuất hữu cơ
2. Sơ chế, chế biến
Ngoài quá trình sản xuất thì khâu sơ chế, chế biến cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017.
- Nên dùng: Phương pháp cơ học, vật lý hoặc sinh học trong khâu sơ chế, chế biến nhằm giảm thiểu hoá chất và chất phụ gia.
- Không nên dùng: Không dùng vật liệu, sản phẩm có nguồn gốc GMO; không dùng bức xạ ion; không dùng vật liệu nano (trừ trường hợp nano xuất hiện tự nhiên do quá trình chế biến gây ra).
3. Đóng gói
Trong tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017 của nông nghiệp hữu cơ thì khâu đóng gói cần được chú trọng. Bằng cách lựa chọn các chất liệu đóng gói có khả năng phân huỷ hoặc tái sinh. Tuyệt đối không sử dụng các nguồn vật liệu chứa nano để đóng gói sản phẩm.
Sản phẩm phải được đóng gói bằng nguyên liệu có thể phân huỷ
4. Ghi nhãn
Để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017 nông nghiệp hữu cơ thì cần đảm bảo trong việc ghi nhãn sản phẩm. Chỉ những sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ mới được ghi trên nhãn, việc ghi nhãn “sản phẩm hữu cơ” giúp tránh gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
5. Bảo quản và vận chuyển
Để duy trì toàn vẹn sản phẩm trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển cần sử dụng các biện pháp như:
- Cần tách biệt sản phẩm sản xuất hữu cơ với sản phẩm thông thường.
- Cần tránh tiếp xúc với các chất, vật liệu cấm không được dùng trong nông nghiệp hữu cơ.
- Khu vực bảo quản, vận chuyển cần được vệ sinh, làm sạch bằng các vật liệu, phương pháp được phép dùng trong sản xuất hữu cơ.
Cần ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển theo đúng quy định
6. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Đây là yêu cầu cuối cùng trong tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-1:2017 nông nghiệp hữu cơ. Việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ về sản phẩm sẽ giúp quá trình truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm một cách nhanh chóng.
Trên đây là những chia sẻ về yêu cầu trong chứng nhận đạt chuẩn nông nghiệp hữu cơ mà những cá nhân, doanh nghiệp cần tham khảo.
Nếu quý khách hàng đang có nhiều thắc mắc, nhu cầu đăng ký chứng nhận TCVN 11041-1:2017 vui lòng liên hệ đến Viện ISSQ. Chúng tôi chuyên đánh giá chứng nhận với chi phí hợp lý.
Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline: 0981851111 hoặc vienchatluong@issq.org.vn | tcvn@issq.org.vn chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Ngày đăng: 15/07/2022
Tin liên quan
- Kinh nghiệm xây dựng, áp dụng ISO/IEC 17025 tại Công ty TNHH Long Sơn
- Áp dụng ISO/IEC 17025 tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc – Thực phẩm và Nghiên cứu Ứng dụng
- Chứng nhận Hệ thống Quản lý Bảo mật chuỗi Cung ứng phù hợp Tiêu chuẩn ISO 28001:2007
- Chứng nhận QCVN 3:2019/BKHCN đối với Công ty Cổ phần Giáo dục và Phát triển Trí tuệ Wooden Edu
- Viện ISSQ đánh giá chứng nhận ISO 9001 đối với Công ty CP Xây dựng – Dịch vụ và Thương mại Hà Vinh
- Tổng quan về ISO 29001:2020 Hệ thống Quản lý Chất lượng Ngành dầu khí.
- Viện ISSQ chứng nhận ISO 13485 đối với Công ty Cổ phần Công nghệ PLASMA Việt Nam
- Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vĩnh Thành Yên Bái áp dụng QCVN16, TCVN 9340 và TCVN 6476
- Đánh giá chứng nhận ISO 9001 đối với Công ty TNHH TM và Xây lắp HTL
- Đánh giá chứng nhận ISO 9001 đối với Chi nhánh Công ty Cổ phần Cokyvina
- ISO/IEC 27001:2022- Phiên bản mới nhất của Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin
- Viện ISSQ đánh giá chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 đối với Công ty Cổ phần Nicotex
- Công ty Cổ Phần Sản xuất và xuất nhập khẩu Tân Thái Sơn chứng nhận ISO 9001 và QCVN12-3
- Tổng quan ISO 22000:2018 - Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm
- Kinh nghiệm xây dựng, áp dụng ISO/IEC 17025 tại Trung tâm Tài nguyên Nước và Môi trường
- Công ty TNHH Hoàng Ánh Điện Biên đánh giá ISO 9001 và QCVN16
- Công ty Cổ phần Dây cáp điện Busan Hàn Quốc chứng nhận QCVN 04 :2019/BKHCN
- Kinh nghiệm xây dựng, áp dụng ISO/IEC 17025 tại CTCP Kỹ thuật Năng lượng Việt
- Lợi ích khi chứng nhận ISO 45001:2018- Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe nghề nghiệp
- Công ty Cổ phần Vinagenset chứng nhận TCVN 9729-1:2013 và TCVN 9729-5:2013