Mối nguy hiểm 'đeo bám' từ đồ chơi trẻ em nhập lậu
Liên tục phát hiện đồ chơi trẻ em nghi vấn nhập lậu
Đoàn kiểm tra do Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7, Cục QLTT Bình Dương vừa phối hợp cùng Đội 4, PC03, Công an tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra Công ty TNHH MTV XNK Hoàng Hùng, địa chỉ 48, đường D2A, KP Thống Nhất 1, phường Dĩ An và hộ kinh doanh Linh Anh, địa chỉ 32/25B, khu phố Đông Chiêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Qua kiểm tra phát hiện tại Công ty TNHH MTV XNK Hoàng Hùng có tàng trữ 1.754 cây súng đồ chơi trẻ em các loại bằng nhựa và tại hộ kinh doanh Linh Anh đang tàng trữ 847 cây súng đồ chơi trẻ em các loại bằng nhựa do Trung Quốc sản xuất, không có dán tem CR cùng 210 bộ dao inox hiệu KiWi do Thái Lan sản xuất, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ đối với tất cả hàng hóa nêu trên tại thời điểm kiểm tra. Tổng giá trị hàng hóa khoảng 70.000.000 đồng. Hiện, Đoàn kiểm tra tạm giữ toàn bộ hàng hóa chuyển về Đội QLTT số 7 tiếp tục làm rõ để xử lý.
Vào thời điểm khoảng giữa tháng 04, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã phối hợp với Công an huyện Vĩnh Tường tiến hành kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm soát 24C-04983 do ông Phạm Đình Dậu (trú tại Xuân Quang, Bảo Thắng, Lào Cai) điều khiển.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có các loại hàng hoá do nước ngoài sản xuất trong đó có súng nhựa các loại 2.220 khẩu, xe tăng đồ chơi 48 chiếc, cung nhựa đồ chơi 588 bộ và một số hàng hoá khác không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Đội QLTT số 2 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hoá và phương tiện để xử lý theo quy định pháp luật.
Đồ chơi trẻ em phải được kiểm tra, chứng nhận hợp quy
Liên quan đến vấn đề đồ chơi trẻ em nhập lậu, trước đó, PV Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hoá (QLCLSPHH) - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Ông Tuấn cho biết, đồ chơi trẻ em là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 (hàng hóa có khả năng gây mất an toàn) do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, các yếu tố an toàn của đồ chơi trẻ em đã được quy định đầy đủ, chặt chẽ trong các văn bản, các quy chuẩn kỹ thuật; Và theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, đồ chơi trẻ em trong sản xuất, lưu thông, nhập khẩu và sử dụng đều phải được kiểm tra, chứng nhận hợp quy.
Những sản phẩm đồ chơi này được sản xuất đa dạng, phù hợp với tâm lý và nhu cầu trẻ em, giá thành rẻ (do nhập khẩu tiểu ngạch, nhập lậu không chịu thuế, không mất các chi phí kiểm tra, chứng nhận hợp quy….), do vậy các đồ chơi này cũng là một trong những lựa chọn của phụ huynh, trẻ nhỏ.
Thời gian tới, ông Tuấn cho biết, Cục QLCLSPHH cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan làm tốt công tác kiểm soát chất lượng, các quy định về nhãn hàng hóa, nguồn gốc đồ chơi trẻ em tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối trên cả nước, góp phần hạn chế việc phát tán, sử dụng đồ chơi có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, đề nghị ngành Giáo dục tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về tác hại của đồ chơi trẻ em không có nhãn hàng hóa, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có dấu hợp quy cũng như không được chứng nhận và công bố hợp quy của sản phẩm đến giáo viên, phụ huynh và học sinh tại các cấp học, đặc biệt là ở cấp tiểu học và mầm non, là nhóm lứa tuổi tiếp xúc thường xuyên với đồ chơi để biết cách lựa chọn hàng hóa an toàn, đảm bảo sức khỏe.
Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật cho các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh vùng sâu vùng xa từng bước nắm và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc gắn dấu hợp quy lên sản phẩm phải được thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường và công việc này phải do nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thực hiện và gắn trách nhiệm của tổ chức chứng nhận thông qua việc chứng nhận chất lượng và gắn tem hợp quy của tổ chức mình.
Tin liên quan
- Nhiều loại đồ chơi nguy hiểm ‘tung hoành’ trên Amazon và eBay dịp Giáng sinh
- Đồ chơi trẻ em bằng nhựa chứa lượng lớn hóa chất gây ung thư, vô sinh
- Sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải đảm bảo 'chuẩn' nào?
- ISO 44001: Tăng cường mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh
- Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu chống cháy sử dụng trên đầu máy, toa xe
- Tiêu chuẩn ISO 27501: Hướng doanh nghiệp xây dựng mô hình quản lí bền vững
- Tiêu chuẩn E3163 giúp đánh giá chất lượng môi trường trầm tích
- Tăng cường kiểm tra chất lượng thuốc chứa hoạt chất Alphachymotrypsin
- Tiêu chuẩn ISO 22702: Giảm thiểu rủi ro đến từ bật lửa
- Tiêu chuẩn ISO 30414 - Yếu tố giúp xác định vốn nhân lực trở nên dễ dàng hơn
- Tiêu chuẩn ISO/IEC 27701 - Giải quyết rủi ro, bảo vệ quyền riêng tư cho doanh nghiệp
- ISO 31000:2018 – Giải pháp quản lý rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp Việt
- Sẽ có quy chuẩn cho căn hộ chung cư 25 m2
- Thấu hiểu các rủi ro với tiêu chuẩn quốc tế mới
- Các tiêu chuẩn quản lý đổi mới: Tăng cơ hội kinh doanh và hiệu suất cho tổ chức, doanh nghiệp
- 'Bảo bối' thử nghiệm thuốc - phương pháp hữu ích cho các cơ quan thực thi pháp luật
- Lớp tập huấn chuyên gia đánh giá nội bộ Hệ thống quản lýLớp tập huấn chuyên gia đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 chất lượng phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017
- ‘Bát nháo’ trong chứng nhận hợp quy, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội yêu cầu chấn chỉnh
- Sắp ban hành 3 quy chuẩn quan trọng trong đầu tư xây dựng
- Bắt giữ 10.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu, không có tem hợp quy